Ung thư là gì? Nguyên nhân ung thư bắt nguồn từ đâu?

Ung thư là một bệnh lý mà có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta đều nghe qua ít nhất một lần. Hiện nay, việc chữa bệnh ung thư vẫn còn nhiều khó khăn do phát hiện muộn, mức độ di căn nhanh, diễn biến phức tạp, khó chữa trị dứt điểm và hầu như không có biểu hiện nào ở giai đoạn sớm. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết được nguyên nhân ung thư, cũng như phương pháp điều trị bệnh thích hợp. 

1. Bệnh ung thư là gì?

Ung thư là căn bệnh xảy ra khi có tế bào không bình thường xuất hiện, sinh trưởng mất kiểm soát và hợp thành một khối u. Các tế bào ung thư dần dần sẽ phá hủy và xâm lấn các mô lành trong cơ thể, xuất phát từ các cơ quan lân cận cho đến toàn cơ thể.

Ngay nay, có hơn 200 bệnh ung thư được các nhà khoa học phát hiện, tên của bệnh sẽ được đặt theo bộ phận khởi phát khối u cũng như tính chất của bệnh. Chẳng hạn, ung thư có nguồn gốc từ phổi được gọi là ung thư phổi hoặc ung thư phổi nguyên phát, khi lây đến gan sẽ gọi là bệnh ung thư gan thứ phát.

Các bệnh lý ung thư thường xảy ra hiện nay gồm: ung thư gan, ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư xương,.. Đa số các loại ung thư đều không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn sớm, nên chỉ có thể phát hiện khi có triệu chứng hoặc khám sức khỏe vô tình phát hiện.

Dấu hiệu bệnh ung thư tùy thuộc vào sự ảnh hưởng và cơ quan khởi phát của nó, khi các dấu hiệu thể hiện trên toàn thân thì khả năng cao khối u ung thư đã ảnh hưởng đến khắp cơ thể. Việc thực hiện chữa bệnh và triệt tiêu ung thư trong giai đoạn này gặp nhiều trở ngại dù các chuyên gia đã không ngừng tìm hiểu phương pháp trị liệu tối ưu.

Các loại bệnh ung thư sẽ có tên gọi theo bộ phận khởi phát bệnh

Các loại bệnh ung thư sẽ có tên gọi theo bộ phận khởi phát bệnh

2. Nguyên nhân ung thư

Các chuyên gia cho rằng, ung thư không bắt nguồn từ một nguyên nhân, tùy vào từng loại bệnh mà có những nguyên nhân ung thư cụ thể. Một vài bệnh ung thư có thể được gây ra bởi một tác nhân sinh ung thư và ngược lại có nhiều nguyên do khác nhau dẫn đến một bệnh ung thư: Có 3 nhóm tác nhân chính dẫn đến ung thư, đó là hóa học, vật lý và sinh học.

2.1. Tác nhân vật lý

2.1.1. Bức xạ ion hóa

Có nguồn gốc từ chất phóng xạ nhân tạo hoặc từ nguồn phóng xạ tự nhiên được sử dụng trong y học và khoa học khiến các vật chất ion hóa nếu bị chiếu xạ. Các chuyên gia cho rằng, nhiều bộ phận xảy ra ung thư sau khi bị chiếu xạ, tuy nhiên nguyên nhân ung thư này chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với các trường hợp mắc bệnh, từ 2 – 3%. Chủ yếu là bệnh ung thư phổi, ung thư tuyến giáp và ung thư máu.

2.1.2. Bức xạ cực tím

Trong ánh sáng mặt trời có tia cực tím, tia cực tím sẽ càng mạnh nếu càng gần xích đạo. Nhân yếu này đa số dẫn đến các bệnh ung thư liên quan về da. Những người thường xuyên làm việc ngoài trời như thợ xây dựng, nông dân, công trình đường sá sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tế bào vảy và đáy ở vị trí da hở (gáy, cổ, đầu) cao hơn. Ở những vùng nhiệt đới, nhất là những người da trắng có phần trăm mắc bệnh ung thư cao hơn người da màu.

2.2. Tác nhân hóa học

2.2.1. Thuốc lá

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư ở phế quản phổi 90% là do thuốc lá. Ngoài ra, có ung thư vòm họng, thanh quản, miệng, thực quản, gan, dạ dày,… Chất Hydrocarbon thơm có hàm lượng lớn trong khói thuốc lá, trên thực nghiệm chất gây ung thư phải kể đến là 3 – 4 Benzopyren.

Thuốc lá có thể dẫn đến nhiều loại bệnh ung thư khác nhau

Thuốc lá có thể dẫn đến nhiều loại bệnh ung thư khác nhau

2.2.2. Dinh dưỡng

Trong số nguyên nhân ung thư, dinh dưỡng chiếm tỷ trọng 35% . Một số bệnh ung thư liên quan đến dinh dưỡng như: ung thư gan, ung thư vú, ung thư thực quản, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày,…

Mối liên hệ giữa bệnh ung thư và dinh dưỡng để thể hiện qua 2 khía cạnh chủ yếu. Đầu tiên là sự xuất hiện của một số chất có nguy cơ ung thư trong thức ăn, các loại thực phẩm. Thứ hai là có liên hệ đến sinh học ung thư, đây là sự có mặt của những hoạt chất giữ vai trò quan trọng làm suy giảm khả năng miễn dịch. Đồng thời, khẩu phần ăn bị mất sự cân đối cũng là lý do gây ung thư.

 Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, có chứa chất gây ung thư

Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, có chứa chất gây ung thư

2.2.3. Ung thư liên quan đến nghề nghiệp

Một số người thường xuyên phải tiếp xúc với virus và bức xạ ion trong quá trình làm việc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư nguy hiểm.

2.3. Các tác nhân sinh học

2.3.1. Virus sinh ung thư

Cơ chế gây ra bệnh ung thư có liên quan đến 4 loại virus sau:

  • Virus Epstein – Barr: Dẫn đến bệnh ung thư hàm dưới, lần đầu tiên được tìm thấy ở một trẻ em Uganda. Sau này, các nhà nghiên cứu còn phát hiện loại virus này trong các tế bào ung thư ở vòm mũi họng. Căn bệnh này được phát hiện phổ biến tại các quốc gia ven Thái Bình Dương, nhất là Trung Quốc và trong đó có cả Việt Nam.

  • Virus viêm gan B: Dẫn đến tình trạng ung thư gan nguyên phát, thường bắt gặp ở các quốc gia Châu Phi, Châu Á và bao gồm Việt Nam. Khi xâm nhập vào cơ thể, chủng virus này sẽ gây viêm gan cấp, một số trường hợp chỉ thoáng qua.

  • Virus HPV: Một loại virus gây u nhú ở người thông qua đường sinh dục. Chủng virus này được xem là có quan hệ mất thiết đến các bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.

  • Virus HTLV1: Đây là một dạng virus có mối liên hệ đến bệnh bạch cầu tế bào T thường xuất hiện ở vùng Caribê và Nhật Bản.

Để chẩn đoán bệnh ung thư chính xác, sinh thiết tế bào là biện pháp thích hợp

Để chẩn đoán bệnh ung thư chính xác, sinh thiết tế bào là biện pháp thích hợp

2.3.2. Ký sinh trùng

Schistosoma là loại sán duy nhất được cho là nguyên nhân ung thư. Loại sán này xuất hiện phổ biến ở bệnh ung thư bàng quang và hiếm gặp ở ung thư niệu quản. Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, di truyền,…

Phương pháp điều trị bệnh ung thư

Dựa vào loại bệnh ung thư, kết quả chẩn đoán, mức độ và giai đoạn phát bệnh cùng với tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh,… mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Cụ thể các biện pháp chữa bệnh ung thư phổ biến gồm:

  • Phẫu thuật: Có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư bằng cách cắt toàn bộ hoặc 1 phần khối u, có thể loại bỏ cả những tế bào vẫn còn khỏe mạnh.

  • Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc chuyên biệt do bác sĩ kê đơn để loại bỏ nhanh chóng các tế bào ung thư.

  • Xạ trị: Loại bỏ tế bào ung thư bằng cách sử dụng chùm tia bức xạ mạnh, có thể gồm xạ trị bên ngoài và cận xạ trị.

  • Liệu pháp miễn dịch: là phương pháp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung cho cơ thể nhiều kháng thể, từ đó loại bỏ khối u.

  • Cấy ghép tế bào gốc: Là biện pháp chữa trị riêng biệt cho bệnh ung thư tủy xương, xương và cho phép bác sĩ thay thế sử dụng liều hóa trị cao.

  • Liệu pháp hormone: Phương pháp này giúp ngăn chặn, loại bỏ hormone mang đến nguồn dinh dưỡng cho tế bào ung thư, đồng thời hạn chế tình trạng bệnh phát triển.

  • Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc trị ung thư với thành phần đặc biệt nhằm can thiệp vào những bộ phận tổn thương để ngăn cảng ung thư tồn tại và phát triển.

Như vậy, việc nắm rõ nguyên nhân ung thư sẽ giúp bạn phòng ngừa và chữa bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, phát hiện bệnh sớm là điều cần thiết để giúp quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Nhất là phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp và giữ tinh thần luôn vui tươi. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng nghi ngờ ung thư thì bạn hãy liên hệ đến hotline 0973.125.115 của LABVIET để đặt lịch thăm khám và tầm soát ung thư.