Chi phí xét nghiệm HPV giá bao nhiêu? Quy trình bằng cách nào?

Xét nghiệm HPV thường xuyên có thể giúp phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm virus HPV và xác định chủng HPV bị nhiễm, từ đó có thể chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe và tiến hành điều trị nếu phát hiện ra sự thay đổi bất thường ở cổ tử cung. Vậy xét nghiệm HPV là gì? Chi phí xét nghiệm HPV là bao nhiêu? Quy trình thực hiện như thế nào? Chuẩn bị ra sao?

Xét nghiệm HPV là gì?

Xét nghiệm HPV là phương pháp giúp tầm soát, phát hiện ra DNA từ virus HPV trong các tế bào cổ tử cung. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung hay còn được gọi là dạ con. Trong quá trình xét nghiệm, các tế bào được thu được từ cổ tử cung phụ nữ được thực hiện kiểm tra DNA hoặc RNA từ virus gây u nhú ở người (HPV), nhất là những type HPV có nguy cơ cao gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ,…

Xét nghiệm HPV để sàng lọc ung thư cổ tử cung, còn được gọi là xét nghiệm HPV sơ cấp hoặc có thể được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm Thin Pap, còn được gọi là đồng xét nghiệm. Xét nghiệm HPV cũng có thể được thực hiện sau khi có kết quả xét nghiệm Thin Pap bất thường. Trong đó:

  • Xét nghiệm HPV thường được áp dụng cho các đối tượng nữ giới từ 30 tuổi trở lên, giúp phát hiện các type virus HPV có thể sinh ung thư hoặc gây nhiễm trùng tế bào.
  • Xét nghiệm Pap thường được áp dụng thực hiện cho các đối tượng nữ giới từ 21 tuổi, được thực hiện bằng cách xét nghiệm tế bào cổ tử cung dưới kính hiển vi để tìm ra sự hiện diện của các tế bào rỗng.

Xét nghiệm Thin Pap và xét nghiệm HPV có thể được thực hiện cùng lúc, gọi là đồng xét nghiệm

1. Ai cần làm xét nghiệm HPV?

Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến nghị thực hiện xét nghiệm HPV phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi như một phần của chăm sóc sức khỏe định kỳ. Ngay cả khi không hoạt động tình dục hay đã tiêm vắc xin HPV, đã cắt bỏ tử cung hoặc đã trải qua thời kỳ mãn kinh, vẫn cần xét nghiệm Thin Pap thường xuyên. Cụ thể:

  • Các đối tượng là nữ giới từ 21 đến 29 tuổi: làm xét nghiệm Thin Pap 3 năm một lần;
  • Các đối tượng là nữ giới từ 30 đến 65 tuổi:
    • Xét nghiệm Thin Pap sàng lọc tế bào cổ tử cung: 3 năm một lần;
    • Xét nghiệm HPV: 5 năm một lần;
    • Đồng xét nghiệm: 5 năm một lần.

Phụ nữ trên 65 tuổi cần xét nghiệm Thin Pap nếu chưa bao giờ xét nghiệm, hoặc nếu chưa xét nghiệm sau 60 tuổi.

2. Có hay không xét nghiệm HPV ở nam giới?

Hiện tại, đã có phương pháp xét nghiệm HPV cho nam giới.

Nam giới vẫn có khả năng bị lây nhiễm virus HPV nhưng không phổ biến như nữ giới. Trên thực tế, đa số các trường hợp lây nhiễm HPV ở nam giới đều không biểu hiện và phát triển thành triệu chứng mà HPV sẽ tự đào thải trong một khoảng thời gian nhất định nếu người nhiễm có sức đề kháng tốt, đủ để chống lại sự tấn công của virus HPV.

Trong trường hợp virus HPV ở nam giới không tự đào hải, chúng sẽ gây ra các sự biến đổi trong các tế bào, từ đó phát triển thành ung thư như ung thư dương vật, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn hoặc ung thư trực tràng.

Một số đối tượng là nam giới có khả năng cao phát triển ung thư khi bị lây nhiễm HPV gồm có:

  • Nam giới có hệ thống miễn dịch yếu, chẳng hạn như các đối tượng dương tính với HIV;
  • Nam giới đồng tính, lưỡng tính thường quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Theo thống kê của Diễn đàn trực tuyến tin tức và thông tin trực tuyến liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc của con người WebMD, nguy cơ ung thư hậu môn ở những đối tượng đồng tính nam và lưỡng tính có hoạt động tình dục cao hơn khoảng 17 lần so với những người chỉ quan hệ tình dục dị tính với phụ nữ.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn khuyến nghị thực hiện xét nghiệm tầm soát tế bào học ở hậu môn (Thin Pap hậu môn) cho các đối tượng này vì đây là nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm và mắc ung thư cao.

Vẫn có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát hậu môn cho các đối tượng là nam giới có nguy cơ lây nhiễm HPV cao

Chi phí xét nghiệm HPV giá bao nhiêu tiền?

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, Bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, bác sĩ và các chuyên gia sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng dựa vào tình trạng sức khỏe và các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung cụ thể ở từng đối tượng người bệnh. Vì thế, chi phí xét nghiệm HPV sẽ không đồng nhất một cách chính xác mà sẽ dao động tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm mà các bác sĩ, chuyên gia chỉ định.

Tuy nhiên, tại labviet chi phí cho xét nghiệm HPV genotype là 700.000 đồng

Thông thường, xét nghiệm HPV còn đi kèm với các xét nghiệm khác như chi phí dịch vụ khám bệnh, phí soi cổ tử cung, phí xét nghiệm tế bào học Pap Smear. Vì thế, nên liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để nắm thêm thông tin chi tiết về chi phí xét nghiệm HPV.

Xét nghiệm HPV ở đâu?

Để xét nghiệm HPV đem lại kết quả chính xác, quy trình xét nghiệm cần được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia có kiến thức chuyên môn sâu và khả năng thao tác nghề nghiệp thành thạo cùng các thiết bị hỗ trợ xét nghiệm hiện đại. Vì thế, cần chọn ra một cơ sở y tế uy tín có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên để quá trình xét nghiệm HPV được tiến hành suôn sẻ, mang lại cảm giác an tâm và thoải mái nhất.

Trung tâm xét nghiệm Y khoa LABVIET là một trong những đề xuất hàng đầu trong công tác xét nghiệm HPV với đội ngũ các y bác sĩ, chuyên gia được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm.

LABVIET còn trang bị hệ thống trang thiết bị và máy móc hiện đại, tiên tiến hàng đầu trên Thế giới, có thể mang lại kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng và an toàn. Quy trình xét nghiệm HPV chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên tận tình, tận tâm và thân thiện, mang đến cho Khách hàng trải nghiệm thoải mái, toàn diện nhất khi thực hiện xét nghiệm HPV.

Tại sao cần làm xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV là phương pháp giúp những người phụ nữ có thể sớm phát hiện những bất thường ở cổ tử cung nhằm điều trị sớm, giành lấy cơ hội sống và cơ hội được khỏe mạnh. Xét nghiệm HPV được thực hiện định kỳ có thể giúp phát hiện các tế bào ung thư cổ tử cung từ sớm, nâng cao cơ hội điều trị thành công ung thư cổ tử cung.

Những thay đổi ở cổ tử cung và phát triển thành ung thư thường diễn ra từ từ và âm thầm, thường mất khoảng từ 10 – 20 năm. Vì thế, xét nghiệm HPV cũng có thể tìm thấy các tế bào cổ tử cung bị biến đổi bất thường trước khi chúng phát triển thành ung thư (tiền ung thư). Loại bỏ các tế bào tiền ung thư này có thể ngăn ngừa tình trạng ung thư cổ tử cung diễn ra đến trên 95%.

Xét nghiệm HPV có thể xác định được tình trạng nhiễm virus HPV và xác định được type HPV đang nhiễm, gồm có 2 phân nhóm HPV như sau:

  • Phân nhóm HPV nguy cơ thấp: gồm HPV type 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81 và CP6108. Đây là nhóm các virus HPV tương đối lành tính, gây ra bệnh mụn cóc sinh dục và sùi mào gà.
  • Phân nhóm HPV nguy cơ cao: gồm HPV type 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68, 73 và 82. Đây là nhóm HPV nguy hiểm, gây tổn thương ở nội mô vảy cao và đặc biệt là ung thư biểu mô xâm lấn, gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư trực tràng,…

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm HPV?

Không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt để chuẩn bị cho xét nghiệm. Tuy nhiên, trong 2 ngày trước khi xét nghiệm HPV cần tránh quan hệ tình dục, không nên thụt rửa âm đạo, cũng không nên cho bất cứ vật gì vào trong hoặc xung quanh âm đạo để làm sạch như thuốc âm đạo, bọt, kem hoặc thạch diệt trùng, ngoại trừ xà phòng chuyên dụng và nước ở bên ngoài âm đạo.

Cố gắng không lên lịch xét nghiệm HPV vào thời kỳ kinh nguyệt diễn ra, mặc dù xét nghiệm HPV vẫn có thể tiến hành được nhưng sẽ ảnh hưởng đến các mẫu tế bào cổ tử cung bên trong âm đạo.

Quá trình xét nghiệm HPV được thực hiện như thế nào?

Quy trình thực hiện xét nghiệm HPV được thực hiện thông qua các bước cụ thể như sau:

  1. Khám phụ khoa, nhằm xác định tình trạng sức khỏe và các vấn đề liên quan, từ đó đưa ra chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp.
  2. Tiến hành xét nghiệm HPV. Trong giai đoạn này, đối tượng xét nghiệm sẽ thực hiện các công đoạn cụ thể như:
  • Nằm ngửa lên bàn khám, đặt hai chân lên giá đỡ nhằm giúp giữ cho tư thế chân luôn công và mở rộng, tạo được độ mở nhất định cho âm đạo;
  • Bác sĩ hoặc y tá sẽ đặt dụng cụ mỏ vịt bằng kim loại hoặc nhựa vào trong âm đạo và mở mỏ vịt ra cho đến khi nhìn thấy cổ tử cung;
  • Bác sĩ hoặc y tá sẽ sử dụng một que tăm bông chuyên dụng hoặc bàn chải mềm để lấy một ít tế bào từ bề mặt và bên trong cổ tử cung và âm đạo
  • Đặt các tế bào trên một phiến kính hoặc trong một hộp nhỏ và gửi chúng đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm.
  • Quá trình xét nghiệm được diễn ra trong khoảng từ 5 – 10 phút, không làm mất quá nhiều thời gian.
  1. Nhận kết quả xét nghiệm. Đối với các cơ sở y tế uy tín, sở hữu các trang thiết bị xét nghiệm hiện đại, tiên tiến có thể trả kết quả xét nghiệm trong vòng từ 3 đến 6 ngày.
Quy trình lấy mẫu vật từ tế bào cổ tử cung

Kết quả xét nghiệm HPV nói lên điều gì?

1. Kết quả dương tính

Đây là kết quả xét nghiệm biểu thị cho sự xuất hiện của một loại virus có nguy cơ liên quan đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người bệnh bị ung thư cổ tử cung ở thời điểm hiện tại, nhưng đó lại là dấu hiệu cảnh báo rằng ung thư cổ tử cung có thể phát triển trong tương lai. Các bác sĩ của bạn có thể sẽ đề nghị làm xét nghiệm tiếp theo sau một năm để xem tình trạng nhiễm trùng đã khỏi hay chưa hoặc để kiểm tra các dấu hiệu ung thư cổ tử cung.

2. Kết quả âm tính

Kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa cơ thể không có bất kỳ loại HPV nào gây ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên phụ nữ cần  tiến hành xét nghiệm HPV tiếp tục sau 5 năm hoặc có thể sớm hơn nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường liên quan đến bộ phận sinh dục.

3. Rủi ro

Các xét nghiệm HPV không cho ra kết quả hoàn hảo, phản ánh chính xác 100% tình trạng lây nhiễm virus HPV ở người bệnh. Đôi khi, người bệnh nhận được kết quả dương tính giả khi họ không bị nhiễm virus, trong khi những người khác đôi khi có kết quả âm tính giả khi họ bị nhiễm trùng HPV:

  • Dương tính giả: Kết quả xét nghiệm dương tính giả cho thấy người bệnh đang bị nhiễm một loại virus có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung trong khi thực tế thì không. Kết quả dương tính giả có thể dẫn đến các thủ tục tiếp theo không cần thiết như sinh thiết hoặc soi cổ tử cung, khiến cho người bệnh nảy sinh nhiều vấn đề về cảm xúc và tâm lý như lo lắng quá mức, căng thẳng.
  • Âm tính giả: Kết quả xét nghiệm âm tính giả xảy ra khi người bệnh thực sự bị nhiễm virus HPV nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy người đó không bị nhiễm. Điều này có thể gây ra sự chậm trễ trong các thủ tục hoặc xét nghiệm tiếp theo thích hợp.

4. Sau khi có kết quả xét nghiệm thì làm gì tiếp theo?

Sau khi có kết quả xét nghiệm, dù là âm tính hay dương tính cũng cần bình tĩnh và thoải mái và tiếp nhận sự hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện điều trị theo liệu trình được khuyến nghị nếu kết quả xét nghiệm dương tính với HPV và chăm sóc cho sức khỏe bản thân thật tốt để nâng cao khả năng phản ứng của hệ thống miễn dịch nếu may mắn nhận được kết cảm âm tính với HPV.

Cần làm gì khi có kết quả dương tính với HPV?

Trong trường hợp xét nghiệm HPV cho kết quả dương tính, không nên tự đặt bản thân vào tình trạng tâm lý tiêu cực như hoảng loạn, lo lắng hay sợ hãi vì dương tính với HPV không đồng nghĩa với việc cơ thể đang có sự hiện diện của một type HPV nguy cơ cao dẫn đến ung thư, nhất là ung thư cổ tử cung.

Lúc này, bác sĩ hoặc y tá sẽ khuyến nghị tiếp tục tiến hành làm xét nghiệm tế bào học tầm soát cổ tử cung để xem liệu có những thay đổi tế bào nào trên cổ tử cung có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung hay không. Mẫu tế bào cổ tử cung để thực hiện xét nghiệm này có thể lấy từ mẫu xét nghiệm HPV đã thu được trước đó hoặc tiến hành lấy một mẫu tế bào mới từ cổ tử cung người bệnh.

Tại thời điểm này, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm HPV thường xuyên hơn so với bình thường để các bác sĩ có thể theo dõi diễn biến của cổ tử cung, chủ động đưa ra các liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.

Khi dương tính với HPV, cần phải chú ý hơn trong việc chăm sóc bản thân, điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học để cải thiện khả năng phản ứng của hệ miễn dịch, tránh để virus HPV có cơ hội tấn công và phát triển mạnh mẽ, gây ra các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm.

Hạn chế quan hệ tình dục cho đến khi nhận kết quả xét nghiệm HPV âm tính hoặc thực hiện quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao su hoặc màng chắn nha khoa, không để đối phương tiếp xúc với niêm mạc và dịch tiết của bản thân trong suốt quá trình quan hệ, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan virus HPV sang bạn tình.

Có thể phòng ngừa virus HPV bằng cách nào?

1. Tiêm ngừa vắc xin HPV

Tiêm ngừa vắc xin phòng HPV giúp cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ người tiêm khỏi tự xâm nhập và tấn công của các chủng virus HPV nguy hiểm, có nguy cơ gây ung thư cao, nhất là ung thư cổ tử cung.

2. Tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp tìm ra những thay đổi tế bào cổ tử cung tiền ung thư,  điều trị kịp thời vào giai đoạn sớm – tiền ung thư, có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung phát triển. Đôi khi, ung thư được tìm thấy trong quá trình kiểm tra cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn đầu thường dễ điều trị hơn. Vào thời điểm các triệu chứng xuất hiện, ung thư cổ tử cung có thể đã bắt đầu lan rộng, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

3. Tình dục lành mạnh và anh toàn

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV đều được xác định do hoạt động tình dục kém  an toàn, tạo cơ hội cho virus HPV lây lan và xâm nhập vào cơ thể bạn tình. Do đó, để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV, cần quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh.

Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều bạn tình hoặc quan hệ tình dục với bạn tình mà bản thân chưa biết rõ được tình trạng sức khỏe.

Luôn tuân thủ và duy trì mối quan hệ hôn nhân an toàn và chung thủy một vợ – một chồng.

Khi phát sinh hoạt động quan hệ tình dục ngoài ý muốn, cần áp dụng ngay các biện pháp an hệ an toàn như sử dụng bao cao su, màng chắn nha khoa, không tiếp xúc với dịch thể của bạn tình và không quan hệ qua đường miệng. Phương pháp này không hoàn toàn ngăn chặn được sự xâm nhập và tấn công của HPV nhưng có thể giảm thiểu được đáng kể tình trạng lây nhiễm.

Các câu hỏi thường gặp.

1. Xét nghiệm HPV có đau không?

KHÔNG. Xét nghiệm HPV được thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ chuyên dụng có hình dáng của mỏ vịt, để mở rộng âm đạo, nên các đối tượng xét nghiệm chỉ cảm thấy khó chịu, hoàn toàn không gây đau đớn. Với những người nhạy cảm hơn, sẽ xuất hiện những cảm giác áp lực, kích thích, thậm chí nhột nhẹ.

Đối với các đối tượng chưa bao giờ quan hệ tình dục hoặc có tiền sử bị đau khi đưa vật bất kỳ vào âm đạo, có thể yêu cầu bác sĩ sử dụng mỏ vịt có kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra, có thể giảm bớt hoặc ngăn ngừa cơn đau bằng cách đi tiểu trước khi xét nghiệm để làm trống bàng quang hoặc uống thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Acetaminophen hoặc Ibuprofen khoảng 1 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.

Trong một số ít trường hợp hiếm gặp, khoảng 5 phút sau khi thực hiện xét nghiệm HPV, âm đạo có thể xuất hiện một số đốm nhỏ, đây là chảy máu nhẹ từ âm đạo, không phải là một tình trạng nghiêm trọng, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất.

2. Xét nghiệm HPV có cần nhịn ăn không?

KHÔNG CẦN THIẾT phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm HPV vì quá trình này được thực hiện thông qua việc lấy mẫu vật tế bào ở cổ tử cung bởi virus HPV hoạt động ở cấp độ tế bào nên mọi diễn biến của hệ tiêu hóa không ảnh hưởng đến sự hiện diện của virus HPV (nếu có) và kết quả xét nghiệm.

3. Xét nghiệm HPV có bị mất trinh không?

Trên thực tế, xét nghiệm HPV được thực hiện nhằm mục đích phát hiện sự hiện diện của virus HPV trong tế bào cổ tử cung của nữ giới, từ đó dựa vào tình trạng biến đổi của tế bào để xác định có khả năng bị ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Nếu chưa quan hệ tình dục, nguy cơ bị nhiễm HPV là rất thấp. Vì thế không nhất thiết phải xét nghiệm HPV khi vẫn còn trinh.

Nhưng ngay cả khi các đối tượng còn trinh tiến hành xét nghiệm HPV, các bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để lấy các tế bào cổ tử cung, công đoạn này có thể sẽ làm xước hoặc giãn màng trinh nhưng không làm cho màng trinh bị rách nên xét nghiệm HPV không bị mất trinh.

Đồng xét nghiệm kết hợp giữa xét nghiệm HPV và Pap thường xuyên giúp tìm ra những thay đổi của tế bào và type virus HPV đang bị nhiễm, từ đó điều trị các tế bào không lành mạnh nào trước khi chúng biến thành ung thư.

Cần tiến hành xét nghiệm HPV đối với các đối tượng nữ giới có hoạt động quan hệ tình dục để sớm phát hiện ra những thay đổi trong tế bào cổ tử cung, nhằm có phương pháp điều trị và xử lý kịp thời, ngăn chặn sự phát triển thành ung thư cổ tử cung. Đối với các đối tượng từ đủ 9 tuổi đến 45 tuổi, cần được tiêm vắc xin phòng HPV để phòng ngừa sự lây nhiễm diễn ra, tránh được các bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,…