Một số bệnh ung thư thường gặp và những điều cần biết

Hiện nay, ung thư là một căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ có thể kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị hiệu quả hơn. Dưới đây là một số căn bệnh ung thư thường gặp và những thông tin bổ ích mà ai cũng phải biết.

1. Thế nào là bệnh ung thư?

ung thư có thể xuất hiện bất kỳ nơi đâu trong 1000 tế bào của cơ thể. Thông thường các tế bào sẽ lớn lên và tiến hành phân chia để tạo ra tế bào mới, là cách thức sinh trưởng và phát triển của con người. Theo quy luật các tế bào cũ sẽ già đi hay bị tổn hại và dần được thay thế bởi những tế bào mới.

Khi cơ thể mắc bệnh thì quá trình tự nhiên này sẽ bị phá vỡ. Các tế bào cơ thể trở nên bất thường, cụ thể là các tế bào cũ  sẽ không chết nhưng lại tiếp tục phát triển và hình thành nên tế bào mới. Cứ như thế chúng phát triển không kiểm soát rồi tạo ra một khối bất thường được gọi là khối u.

Khối u ác tính có thể xâm lấn ra các khu vực xung quanh trong cơ thể

Khối u ác tính có thể xâm lấn ra các khu vực xung quanh trong cơ thể

Những khối u này có bản chất ác tính, tức là chúng có thể xâm lấn và lây lan ra khu vực xung quanh. Trong quá trình phát triển của mình chúng có thể di chuyển đến những cơ quan khác trong cơ thể nhờ hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết và hình thành khối u mới tách biệt khỏi khối u lúc đầu, được gọi là di căn.

Tuy nhiên, cũng có những khối u lành tính, tức là chúng không có khả năng xâm lấn nhưng chúng có kích thước khá lớn. Khi phẫu thuật cắt bỏ, khối u lành tính thường không tái phát, khối u ác tính dễ tái phát. Thế nhưng không phải khối u lành tính nào cũng vô hại, chẳng hạn như khối u não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

2. Các loại bệnh ung thư thường gặp

2.1. Ung thư da không tế bào hắc tố

Đây là dạng có mức độ phổ biến nhất gồm có ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Theo số liệu thống kê ở Mỹ cho thấy có đến hơn 1 triệu công dân mắc bệnh ung thư da không tế bào hắc tố.

Căn bệnh này thường xuất hiện trên đầu, mặt, cổ và thân người có các triệu chứng sau:

  • Tổn thương kiểu loét trên da khó lành và thường tái diễn nhiều lần.

  • Vết mảng đỏ gây ngứa, có vảy và có nổi gồ ở trên bề mặt da.

  • Mảng da phẳng có khí sắc bất thường trông giống như vết sẹo.

  • Có nhiều mạch máu nhỏ tại đáy của những mảng da bị tổn thương.

Dấu hiệu lâm sàng của dạng này gồm có:

  • Mảng đỏ có vảy và bờ không rõ rệt.

  • Da bị tổn thương dễ chảy máu và khó lành.

  • Khối u nhỏ gây ngứa, kích ứng và đau.

2.2. Ung thư vú

Đây là căn bệnh thường gặp ở nữ giới và con số ước tính bệnh nhân ở Mỹ khoảng 266.120 trường hợp.

Ung thư vú là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới

Ung thư vú là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới

Dấu hiệu cảnh báo khối u ở vú gồm có:

  • Khối u mọc ở vú, nách hay xương đòn, không gây đau hoặc chỉ sưng nhẹ.

  • Vú ửng màu da cam: dày, sưng tấy và dễ bị kích ứng.

  • Cảm giác hai vú bị căng tức.

  • Vú hoặc núm vú có cảm giác đau.

  • Có dịch chảy bất thường tại núm vú.

  • Tụt núm vú. 

Đây không phải là các biểu hiện giúp chẩn đoán bệnh thế nhưng là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề thế nên hãy đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhanh chóng.

2.3 Ung thư phổi

Khối u có trong phổi thường không xuất hiện triệu chứng lâm sàng cho đến thời thời kỳ cuối. Số lượng đầu mút thần kinh ở phổi khá ít thế nên khối u thường tăng sinh trong âm thầm mà người bệnh không có cảm giác gì. Một số dấu hiệu cảnh báo phổi có khối u như:

  • Ho kéo dài và ngày một tiến triển nghiêm trọng.

  • Ho ra máu.

  • Đau tức ngực.

  • Đau nhức xương.

  • Thay đổi tiếng nói.

  • Khó thở hay thở rít.

  • Bệnh viêm phổi và viêm phế quản thường tái phát nhiều lần.

  • Sút cân mà không rõ nguyên nhân.

  • Đau đầu.

2.4 Ung thư đại tràng

Đây là căn bệnh có khối u ở đường tiêu hóa phổ biến. Theo số liệu ghi nhận tại Mỹ có khoảng 140.250 bệnh nhân mắc bệnh trong năm 2018.

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh gồm có:

  • Sút cân.

  • Cơ thể mỏi mệt, suy nhược.

  • Rối loạn hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân nhỏ dạng sợi trong nhiều ngày.

  • Đau bụng âm ỉ khoảng vài ngày.

  • Chướng bụng, khó tiêu.

Chướng bụng, khó tiêu kéo dài cảnh báo đường tiêu hóa của bạn đang có khối u

Chướng bụng, khó tiêu kéo dài cảnh báo đường tiêu hóa của bạn đang có khối u

  • Đi ngoài phân kèm máu tươi.

  • Chảy máu trực tràng.

Bệnh chỉ xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng trong giai đoạn muộn. Các triệu chứng của căn bệnh này không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác, ví dụ như trĩ hay hội chứng ruột kích thích.

2.5 Ung thư dạ dày

Đây cũng là căn bệnh có khối u trong hệ tiêu hóa thường gặp chiếm tỷ lệ 9% trong tổng số các bệnh nhân mắc ung thư. Một số biểu hiện cảnh báo mắc bệnh bao gồm:

  • Không có cảm giác ngon miệng.

  • Đi ngoài có máu tươi hay phân đen.

  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi.

  • Sút cân không rõ nguyên nhân.

  • Khó tiêu.

  • Đau nhức ở thượng vị và hạ sườn trái.

3. Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân 

Mắc ung thư có thể là cú sốc lớn đối với các bệnh nhân. Việc chấp nhận mình mắc bệnh và sống chung với nó trong quãng đời còn lại là một thử thách không hề dễ dàng. Việc hỗ trợ họ về mặt tâm lý là một việc vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng đến tình trạng tiến triển của bệnh:

3.1. Trò chuyện

Đây là việc làm cần thiết mà người thân nên thực hiện với các bệnh nhân. Hãy trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với họ bởi họ có tâm lý bi quan, khép mình và rơi vào tuyệt vọng. Người thân nên học cách trò chuyện, lắng nghe, cảm thông và thấu hiểu họ để giúp họ lấy lại tinh thần. Đặc biệt lưu ý đến họ khi có biểu hiện muốn tự sát và thông báo cho gia đình để mọi người cùng cảnh giác.

Trò chuyện là việc làm cần thiết giúp hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân 

Trò chuyện là việc làm cần thiết giúp hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân 

3.2. Hỗ trợ họ tham gia nhiều hoạt động

Hãy tạo điều kiện và hỗ trợ bệnh nhân được tham gia mọi hoạt động yêu thích dù cho sức khỏe họ không tốt. Việc này sẽ giúp bệnh nhân vẫn duy trì được sự kết nối với xã hội và cho họ cảm nhận được cuộc sống họ vẫn tốt đẹp như trước đây.

3.3. Nhận biết các dấu hiệu bất thường của bệnh nhân

Người bệnh có thể trải qua nhiều diễn biến tâm lý khác nhau như buồn, lo lắng, tuyệt vọng, tức giận,… Vì thế khi thấy người bệnh có dấu hiệu bất ổn hãy tìm đến sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý, bác sĩ để kịp thời can thiệp, ổn định tinh thần cho bệnh nhân. Đặc biệt, người thân cần giữ vững tâm lý để không làm ảnh hưởng đến bệnh nhân.

3.4. Chấp nhận những khó khăn của bệnh nhân

Bệnh nhân sẽ bị giới hạn về nhiều mặt, ví dụ như về mặt cảm xúc họ dễ cáu gắt, bực tức có thể khiến người thân buồn bã, giận dỗi. Hoặc do ảnh hưởng của việc hóa trị mà họ không còn cảm giác ngon miệng và có thể làm tổn thương người chuẩn bị bữa ăn. Vì thế hãy cảm thông và thấu hiểu cho họ.

Hãy cố gắng chấp nhận những khó khăn mà bệnh nhân đang trải qua để giúp họ chiến đấu với khối u

Hãy cố gắng chấp nhận những khó khăn mà bệnh nhân đang trải qua để giúp họ chiến đấu với khối u

Ung thư là một nỗi ám ảnh rất lớn đối với sức khỏe con người. Vì thế hãy đi tầm soát ung thư thường xuyên để kịp thời phát hiện và chữa trị để đạt hiệu quả tối đa. Đặc biệt, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh hãy cố gắng chăm sóc họ thật tốt, nhất là về mặt tâm lý giúp họ vững chắc tinh thần để điều trị bệnh.